Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Học và luyện thi IELTS - Hãy chủ động trong cách học

19:30 By

Về từng kĩ năng cụ thể, mình có đôi chút chia sẻ như sau:

1. Listening: xuất phát điểm của mình là kĩ năng Listening cực kì tệ hại, khi kiểm tra Toeic đầu vào của FTU hầu như mình không nghe được gì mấy. Chính vì cú sốc khi vừa mới bước chân vào ngưỡng cửa ĐH ấy mà mình quyết tâm rèn luyện kĩ năng này hơn. Lúc đầu tiên mình theo học một khóa dạy phát âm và nghe của cô Hồ Thu phóng viên Báo Tiền Phong ở đường Nguyễn Lương Bằng. Nhờ cô mà mình nhận ra được rằng sở dĩ kĩ năng Listening của mình thê thảm như vậy là vì mình rất hay phát âm sai. Từ đó mình chú trọng phát âm hơn và quả thực kĩ năng Listening của mình đã tăng lên đáng kể.

Với các bạn chọn việc tự học, mình xin giới thiệu một số tài liệu để các bạn cải thiện kĩ năng nghe trước khi bắt tay vào việc ôn luyện thi Ielts:

- Trước tiên bạn hãy nắm vững về cách phát âm các phụ âm, nguyên âm ... trong Tiếng Anh, tiếp đó là học phát âm từng từ, chú ý đến trọng âm. Các bạn nên bắt đầu bằng quyển Practice your pron của British Council (có cả sách và CD) hoặc bộ English Pronunciation in use (Elementary -> Advanced).

- Sau khi đã nắm vững được về phát âm, trọng âm, quy tắc nhấn mạnh trong câu của người Anh, các bạn bắt đầu làm quen với việc nghe các đoạn hội thoại hàng ngày (qua phim ảnh) và các bản tin. Mình bắt đầu với "Words and their stories" trên VOA, đây là một chương trình khá hay, cung cấp thông tin sơ lược về nguồn gốc và ngữ cảnh sử dụng của những thành ngữ phổ biến trong tiếng Anh, sau đó mình tiếp tục nghe đến các news reports cũng trên VOA (sở dĩ mình chọn kênh này vì ở lúc đó mình phải luyện giọng Anh Mỹ để thi Toeic mỗi kì ở FTU). Sau khi đã thấy kĩ năng Listening của mình có nhiều tiến bộ, mình chuyển sang nghe các chương trình củaBBC Learning English và Ielts Preparation của Australia Network. Đây là hai kênh rất bổ ích, giúp bạn làm quen với giọng Anh và Úc vốn rất phổ biến trong các bài luyện và bài thi Ielts, cũng như cung cấp kiến thức về từ vựng, kiến thức cuộc sống ...

Mình nghe các chương trình trên theo 2 cách. Một cách là mình nghe chú tâm, nghe để hiểu speaker nói gì, vừa nghe vừa take note ngắn gọn nội dung, mỗi ngày mình dành 1 tiếng cho cách nghe này. Cách thứ hai là mình nghe trong vô thức, tức là lúc mình đang làm việc nhà hay đọc sách, mình mở file nghe và bật loa to, cách này để rèn cho bản thân quen với môi trường nói tiếng Anh.

- Bước cuối cùng là bắt tay vào luyện thi Ielts thôi. Đầu tiên mình nghe Action plan for Ielts, tiếp đó đến Barron's Ielts, Insight into Ielts, Ready for Ielts ... rồi tiến đến bộ Cam (3-8), Ielts plus (1-3), Peter May, Thomson. Khuyến cáo mọi người đừng nên luyện những bộ đề đã quá cũ, không sát với đề thi thật, file nghe chất lượng thấp rất khó nghe và ảnh hưởng đến tâm lý của mình nếu bị điểm thấp (vd như bộ đề Ielts help now).

Bên cạnh việc làm đề, các bạn cũng đừng quên dành thời gian nghe bản tin, xem phim ... để rèn luyện kĩ năng của mình.

Về các dạng bài Listening, có mấy dạng mình muốn lưu ý:

+ Đối với dạng Multichoice: phải đọc lướt câu hỏi và các options, vừa đọc vừa highlight key words. Khi nghe phải hết sức tập trung bởi người nói sẽ đề cập đến tất cả các options nhưng thay đổi và bác bỏ thông tin rất nhanh.
+ Đối với dạng Matching (choose answer from the box và dạng Must, Can, Must not): kinh nghiệm của mình là phải take note (2-4 từ thôi) vì dạng này rất nhiều traps cũng như lượng thông tin nói ra rất lớn, sử dụng nhiều synonyms.
+ Đối với dạng Fill the gap (điền từ): đặc biệt chú ý đến từ có "s" hoặc "ed" hay không. Với dạng này cũng nên tập đoán các đáp án.

Trước khi bước vào phòng thi, các bạn cũng nên nghe một bài nghe bất kì trong quyển Cam 8 hoặc Ielts plus 3 rồi tiếp đó là một bản nhạc yêu thích để "đánh thức" đôi tai khỏi trạng thái mơ màng và để tinh thần thoải mái hơn.

2. Reading: đây là kĩ năng mình yên tâm nhất vì mình là dân khối D và đã quá quen với đọc hiểu từ hồi học cấp 3 rồi. Nhưng thực sự thì trước khi học ôn thi Ielts một cách bài bản, mình chỉ làm bài đọc hiểu bằng cách dịch ra để hiểu ý, đây là một cách học không nên chút nào và không phù hợp với những bài đọc dài và nhiều từ mới như Ielts. Cách học của mình là chăm chỉ luyện đề. Ban đầu mình bắt đầu từ những bài đọc hiểu ngắn giống đề thi ĐH rồi tăng dần độ khó lên. Mình rất lười đọc sách báo, có chăng thì cũng dành thời gian đọc mục bóng đá và xã hội trên trangguardian.co.uk (đây là trang có văn phong viết rất formal và dài dòng, bạn có thể học một số từ vựng qua đó).  Điều đáng lưu ý là sau khi làm xong bài đọc và check kết quả, nhất thiết phải đầu tư thời gian nghiên cứu xem tại sao mình lại làm sai, sau đó là tra và học từ mới, hiểu ideas của bài (để phục vụ cho writing và speaking). Các bạn cũng nên thật nghiêm khắc với bản thân bằng cách bấm thời gian, mỗi bài đọc chỉ được dành tối đa 20' thôi.

Về phương pháp làm bài, trước kia mình sa đà vào đọc câu hỏi rồi skim & scan. Nhưng anh thầy Hải Anh đã chia sẻ cho mình một phương pháp mới và mình đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đó là trước khi làm bài đọc, mình lướt qua phần câu hỏi để biết mình sẽ phải vượt qua thử thách nào, tiếp đó dành từ 7'-10' đọc thật kĩ bài đọc, đọc kĩ từng từ, đừng lướt qua đoạn nào cả. Trong quá trình đọc, mình gạch chân những từ key words và viết tóm tắt lại ý chính của từng đoạn văn trong khoảng 3-5 từ (có thể viết bằng Tiếng Việt nếu bí từ quá). Mình thấy cách này rất thích hợp cho các dạng bài Headings và matching info từng đoạn văn có đánh thứ tự A, B, C. Nếu bài đọc có tên riêng của nhiều người thì phải khoanh tròn để về sau tìm lại thông tin cho dễ. Sau khi đã đọc kĩ đoạn văn, mình dành 10' còn lại trả lời câu hỏi.

Với phương pháp làm bài trên, mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin khi trả lời câu hỏi. Thêm nữa là mình thường có thói quen điền câu trả lời vào answer sheet luôn chứ ko điền đáp án ra đề rồi cuối cùng mới transfer. Khi làm bài cũng phải đặc biệt chú ý đến yêu cầu của đề bài và tuyệt đối không để mất điểm oan uổng khi điền nhầm T/F/NG với Y/N/NG (lỗi này anh Hải Anh thẳng tay trừ điểm của mình để đòn đau nhớ lâu :(( ). Mình cũng phải công nhận là đã rất may mắn khi hôm đi thi vào đúng đề khá dễ, lại đúng chủ đề yêu thích là Graffiti với history of Chocolate nên hầu như mình không gặp từ mới nào cả và tốc độ làm bài khá nhanh, thừa khá nhiều thời gian. Chỉ có điều hơi tiếc là đề có 12-13 câu T/F/NG, đúng dạng mình kém nhất nên chắc mình bị nhầm một câu nào đó giữa F và NG rồi :(.

Về sách luyện, mình chỉ có lời khuyên là nên làm Ielts plus 3, Cam 8 và Reading actual tests 2007-2011 sát với ngày thi bởi những độ khó của những quyển này cũng tương đương đề thi thật.

3. Writing: mình ôn writing khá nhàn vì trong quá trình học mình đã "được" anh Hải Anh cho rất nhiều bài tập để luyện rồi. Bài giảng trên lớp của anh thầy rất ngắn gọn và dễ hiểu, sau mỗi buổi học mình chỉ mất khoảng 10' để đọc lại rồi áp dụng ngay kiến thức đó vào bài tập.

Trước khi theo học anh Hải Anh, mình cũng đã nắm được một số kiến thức về writing nhưng kiến thức không có hệ thống nên lý thuyết và thực hành hết sức rời rạc. Nhờ việc luyện nhiều bài tập anh thầy giao, mình viết chắc tay hẳn lên. Đặc biệt là sau khi đọc khoảng 10 bài chữa của anh thầy, mình nắm được những yêu cầu và cách thức chấm điểm, từ đó mình tự áng được band điểm cho chính bài viết của mình cũng như những bài search trên google để tham khảo.

Task 1: đọc thật kĩ đề bài và dành 3'-5' phân tích đồ thị, biểu đồ ... Khi làm bài viết, cần phải đa dạng cấu trúc câu. Mình tự đặt ra tiêu chuẩn cho mình là trong bài task 1 phải có complex sentence, có Verb + adv, adj + Noun, there was/were, so sánh hơn, so sánh hơn nhất ...

Task 2: lần đầu tiên gặp anh Hải Anh trong buổi offline sinh nhật, mình rất ấn tượng bởi anh thầy bảo là muốn có ideas để học tốt writing và speaking thì phải chăm chỉ đọc báo và tài liệu Tiếng Việt. Về sau phải công nhận là anh thầy "nói gì cũng đúng". Nhờ có vậy mà kiến thức cuộc sống của mình cũng tăng lên đáng kể và trong bài viết cũng như bài nói lấy ví dụ về VN cũng xác đáng và đúng đắn hơn. Ngoài ra, 2 tài liệu rất hay để hỗ trợ ideas mà mình rất thích đó là For and against và Ideas for Ielts topics. Lời khuyên của mình cho các bạn là hãy chủ động trong cách học, với mỗi đề hãy tự thân vận động, tự lấy ý và vốn từ, sau đó mới nhờ trợ giúp của sách, từ điển, google. Khi làm bài tập cũng phải nghiêm khắc với bản thân, bấm giờ hẳn hoi, không dùng từ điển hay type trên máy tính gì cả, hãy viết tay và căn dòng cho chính xác để ước lượng được số từ mình viết, về sau đỡ mất thời gian ngồi đếm. Mình áp dụng triệt để cách học này và khi đi thi thật mình viết được gần kín 2 mặt của task 2 và vẫn thừa gần 7' để ngồi check bài.  

Phương pháp học ôn task 2 của mình như sau:

+ Đầu tiên mình viết dàn ý và một số template của 3 dạng bài chính trong task 2 Ielts gồm Argumentative, Discussion và Account essay (dạng này lại có mấy loại như sau: causes & effects, advantages & disadvantages, effects & solutions ....) ra một quyển sổ tay rồi học thuộc để đến khi làm bài tập mình không bị mất nhiều thời gian cho dàn ý mà tập trung vào ideas thôi.


+ Trong quá trình luyện đề Ielts, mình liệt kê ra khoảng mười chủ đề lớn rất hay gặp như: Crime, Environment, Mass Media, Anti-social habits, Entertainment, Education ... Với mỗi chủ đề lớn mình lại liệt kê một số chủ đề con và có kèm chú thích đề bài, ví dụ như: Environment có các chủ đề con như pollutions, climate changes, habitat loss ... Mình làm một bộ vocabulary cho mỗi chủ đề, đồng thời thêm một số expressions, facts, examples hoặc số liệu thống kê cần thiết để làm phong phú bài viết hơn.

Cuối cùng, về mảng writing, mình muốn giới thiệu đến các bạn quyển High-scoring Ielts writing Model Answers (based on past papers). Quyển này có samples cả task 1 và 2, và cũng bao gồm những chủ đề lớn cho task 2 như mình đề cập ở trên và dạng bài cho task 1 (line graphs, bar charts, pie charts, diagrams ...) , mỗi chủ đề lại có 4 đề thi thật và bài mẫu kèm chú thích về từ vựng, mẫu câu hay. Thời gian ôn thi của mình hơi gấp và mình đầu tư nhiều thời gian để đẩy điểm Listening và Reading thật cao nên mình chỉ có đúng 4 ngày để đọc quyển này. Cách học của mình là đọc đề, brainstorming và lập outline của riêng mình, sau đó đọc bài mẫu, nắm được mạch ý, cách triển khai ý tưởng, cách gắn kết ideas, từ vựng ... của tác giả.http://llv.edu.vn/vi/cac-khoa-hoc/luyen-thi-quoc-te/ielts/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét