Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Dạy trẻ học tiếng Anh đúng cách

19:51 By

Nếu cha mẹ hỏi trẻ: “Cái bàn tiếng Anh là gì”, cho dù bé có trả lời: “A table” thì cũng đừng vội mừng. Bạn đang dạy trẻ sai phương pháp đấy.
Trước đây, người ta thường quan niệm, dạy trẻ học quá nhiều là cướp mất tuổi thơ của trẻ. Điều này sai hoàn toàn nếu cha mẹ biết việc học đối với trẻ nhỏ thực chất chính là vui chơi. Chơi với toán, chơi với văn học, chơi với chữ cái … đều là cách dạy trẻ tự nhiên và gây nhiều hứng thú nhất. Và đặc biệt, chơi tieng anh tre em – một trong những phương pháp dạy học hiệu quả và được các bậc cha mẹ tin tưởng nhất hiện nay.

1. Các nguyên tắc
- Không gây áp lực: Mỗi trẻ em đều có một thiên hướng khác nhau. Có bé thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có bé đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu trẻ không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì cũng đừng quá lo lắng. Có thể bé sẽ giỏi ở một môn học hay lĩnh vực khác. Các cha mẹ nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này.
 
- Dạy trẻ thứ trẻ thích: Nếu bé chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến bé ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy trẻ tiếng Anh, các cha mẹ hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát thiếu nhi được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi trẻ đã thích thì không muốn bé học cũng không được.
 
- Không so sánh: Bạn đừng đem trẻ ra so sánh với những bé cùng lứa tuổi, hàng xóm hay con của đồng nghiệp khác. Con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.
 
2. Phương pháp dạy trẻ tiếng Anh
Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình không lồng tiếng Việt. Bất kỳ điều gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học. Các cha mẹ có thể tham khảo một số trò chơi ở đây.
 
Dạy trẻ thông qua các bài hát, các câu chuyện, trò chơi tiếng Anh.
- Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ câu: Hôm nay trời mưa…v…v”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, nhưng vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.
 
- Khối lượng kiến thức tùy thuộc vào trẻ và độ tuổi của trẻ, trẻ càng bé lượng từ càng ít, nhưng có những trẻ có năng khiếu bạn có thể tăng số lượng hoặc độ phức tạp lên, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuyễn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau.
 
- “Thời lượng” một buổi học cũng tùy thuộc với từng độ tuổi và sự hứng thú của trẻ, trẻ càng nhỏ càng không nên ngồi lâu, trong một buổi học cần luân chuyển giữa ngồi một chỗ và vận động cho trẻ đỡ chán. Cha mẹ nên dừng trước khi trẻ muốn dừng để trẻ lúc nào cũng cảm thấy buổi học hôm nay chưa đủ. Như vậy, lần sau bé vẫn hứng thú học.
 
Dạy bé thông qua trò chuyện, qua các tình huống hàng ngày. Nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với con trong công việc hàng ngày thì theo một cách tự nhiên, trẻ sẽ hiểu được việc người lớn muốn nói do liên hệ các từ, các câu với sự vật, sự việc hay hành động. Cách này thống nhất với nguyên tắc không học dịch đã kể trên.
Dạy trẻ từ “a ball” thì nên có quả bóng thật..
- Dạy trẻ bằng đồ dùng có hình ảnh trực quan, sinh động. Đồ dùng càng trung thực và trẻ có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, cầm nắm càng nhiều càng tốt. Như thế trẻ sẽ có khái niệm rõ hơn về sự vật, sự viêc và sẽ nhớ lâu hơn. Ví dụ, bé học tiếng Anh, cha mẹ có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên“rabbit là con thỏ”! Mục đích của việc này là bé nghe và nghĩ bằng tiếng Anh. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!
 
- Nếu có điều kiện, hãy cho bé tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng bé đang học để tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm thấm dần kiến thức chứ không nhất thiết phải ép buộc, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học. Nếu cô giáo trên lớp hay người than trong gia đình có cách phát âm tiếng Anh không chuẩn, cha mẹ có thể cho bé nghe phát âm chuẩn từ các mẩu truyện cổ tích trên website nước ngoài, phim hoạt hình hay các bài hát, phần mềm dạy tiếng Anh. Trẻ sẽ điều chỉnh dần kỹ năng nghe nói. Có khi, lúc đó, chính cha mẹ cũng sẽ hoàn thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình.
 
- Các phụ huynh có thể dạy con cùng một lúc 2 ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.
 
Điều cuối cùng, cũng là quan trọng nhất, hãy biến tất cả những thứ cha mẹ muốn dạy con thành trò chơi. Đó là cách giúp trẻ học thành công và đem lại nhiều niềm vui cho cả cha mẹ và bé.

Bí quyết chọn trung tâm tiếng anh trẻ em

19:40 By


Theo chị Hà cho biết, học Tiếng Anh trẻ em trong ngữ cảnh tự nhiên, học qua các hoạt động TPR (phản hồi tổng thể) với nhiều hoạt động và trò chơi, học với nhiều hình thức học (nghe, nhìn, sờ mó và suy nghĩ logic...) là những cách dạy và học Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em.
Con thích học tiếng Anh là điều quan trọng nhất
Yếu tố Fun (Vui nhộn) được các thầy cô giáo dạy ngoại ngữ đến từ các nước Australia, Canada, Nam Phi, Anh, Mỹ… đặt lên hàng đầu và áp dụng rất hiệu quả tại Trung tâm tiếng anh trẻ em.
trung tâm tiếng anh trẻ em
trung tâm tiếng anh trẻ em

 Bé 3 tuổi đã có thể học Tiếng Anh cho bé qua những nội dung đơn giản, chủ đề gần gũi với các con như các con vật, các loài hoa, đồ vật trong nhà. Mục tiêu chính của việc học sẽ giúp bé làm quen, khởi động với tiếng Anh cho bé. Tự bé sẽ quyết định xem có muốn và thích học Tiếng Anh hay không.

Bé học tiếng Anh không đơn giản chỉ là học tiếng Anh. Bố mẹ nên lồng ghép việc học tiếng Anh của bé với các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi bé chơi đồ chơi, cắt dán hoặc làm bất cứ một việc gì đó, bé có thể học được những động từ, danh từ,... miêu tả sự việc đó.

Thạc sỹ Phạm Thị Cúc Hà cũng có các con nhỏ, nói tiếng Anh khá trôi chảy một cách rất tự nhiên. Chị chia sẻ, có nhiều cách để con chị học Tiếng Anh. Các con chị cũng đi học tại trung tâm tiếng Anh trẻ em với các thầy cô nước ngoài ở trường lớp để nâng cao kỹ năng nghe nói đọc viết, đặc biệt kỹ năng giao tiếp, xem TV Tiếng Anh cho bé, chơi các trò chơi máy tính bằng Tiếng Anh.

Đọc sách bằng tiếng Anh giúp trẻ sớm hoàn thiện ngôn ngữ. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, đọc sách bằng tiếng Anh cho bé chính là chìa khóa cho các con chị thích học và yêu Tiếng Anh. Các con đọc không chán vì có nội dung của các sách truyện hấp dẫn. Đọc sách tiếng Anh giúp các bé mở rộng vốn từ trong ngữ cảnh, mẫu câu trong ngữ  trung tâm tiếng Anh trẻ em.    

Các mẫu câu trong sách đơn giản, làm trẻ con dễ nhớ và bắt chước. Qua đó, cũng làm bé nhớ cách viết của từ, của câu, đọc cũng làm ngữ pháp của trẻ tốt hơn qua các cấu trúc câu trong nhiều ngữ cảnh thực tế… Đọc sẽ là chìa khóa đưa trẻ vào kho tàng kiến thức và ngôn ngữ vô tận. Đọc cũng làm cho kỹ năng viết của trẻ tốt hơn, và khi hai điều đó hoàn thiện, ngôn ngữ sẽ được sử dụng một cách toàn diện.

Không bao giờ là quá sớm để bồi dưỡng niềm yêu thích đọc của trẻ. Mẹ đọc cho con khi con còn bé, tập cho con đọc từ những ngày đầu con chập chững biết đọc và sau đó cho con đọc thường xuyên sẽ làm cho niềm đam mê đọc không bao giờ có thể ngăn lại được. Và trẻ sẽ tự quyết định mình thích đọc cái gì để thỏa mãn nhu cầu đọc và bồi dưỡng kiến thức của mình tại trung tâm tiếng Anh trẻ em.

Khuyến khích nói chuyện bằng học tiếng Anh cho thiếu nhi Nói chuyện bằng Tiếng Anh với con cũng là một cách khuyến khích trẻ ở nhà. Nếu đã định nói bằng Tiếng Anh, nhất thiết phải diễn đạt và đi đến cùng việc diễn đạt ấy bằng Tiếng Anh với con, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể. Nếu bí quá có thể diễn đạt câu bằng Tiếng Anh nhưng chêm vào đó 1-2 từ khó bằng tiếng Việt mà trẻ có thể không biết. Ví dụ: Can you give me that…”điều khiển TV”? nếu sau khi dùng Remote control, hay chỉ trỏ, hay ra hiệu không có tác dụng. Làm như thế khiến bé tạo cho bé các điều kiện phản xạ, diễn đạt lại bằng tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Việc ôn lại những bài con học ở trường ở lớp cũng phải được diễn ra một cách tự nhiên, không bao giờ bằng cách kiểm tra, bắt buộc. Hãy chỉ cùng con “đi” lại, nghe lại đĩa với các cấu trúc ngôn ngữ đã học ở lớp, nhắc lại những gì đã học một cách tự nhiên như là nói chuyện với con một cách tự nhiên như hội thoại, chơi với con các trò chơi ngôn ngữ liên quan đến nội dung đã học. Chỉ cần 10-15 phút ngồi với con tạo nên một sự khác biệt trong quá trình học Tiếng Anh cho thiếu nhi.

Bố mẹ hãy làm cho việc học tiếng Anh cho thiếu nhi ở trường cũng như ở nhà thật Fun (Vui nhộn), đưa cho trẻ một “động cơ” thực sự để nói Tiếng Anh và cho trẻ tự quyết định chúng có thích Tiếng Anh không. Đó mới là điều quan trọng nhất!
NamHải
(Ghi lại)

Chọn trung tâm tiếng anh cho trẻ em

19:31 By



Chọn trung tâm tiếng anh cho trẻ em

Có thể nói, ngoại ngữ là “tấm hộ chiếu” cho tương lai sau này của các bé. Nhận thức được điều này, các bậc phụ huynh đã không tiếc tiền đầu tư cho con em mình. Tuy nhiên, để chọn cho các em có một tiếng anh trẻ em chất lượng vẫn còn là một bài toán khó.

Chọn trung tâm tiếng anh cho trẻ em
Chọn trung tâm tiếng anh cho trẻ em
 Xu hướng học ngoại ngữ ở trẻ nhỏ
Chị Thu Lan, một “tín đồ” của sự nghiệp học ngoại ngữ cho con trẻ tâm sự: “Mặc dù gia đình cũng không mấy dư dả nhưng tôi vẫn muốn con học ngoại ngữ từ sớm để thuận lợi cho sự nghiệp sau này. Con gái đầu lòng tôi cho học ngoại ngữ từ lúc 4 tuổi, còn bé thứ hai, 3 tuổi tôi đã đưa cháu đến trung tâm ngoại ngữ để học”.

Các học viên tuổi nhí tham gia khóa học tại một trung tâm tiếng anh cho trẻ em
Một phụ huynh khác chia sẻ: “Con nhà mình hồi mẫu giáo học tiếng Anh cho bé ở TT May School. Cấp 1, mình cho học ở TT Language Link. Lớn hơn, mình dự định cho học ở Hội đồng Anh. Bởi mỗi trung tâm cũng có phương pháp phù hợp với đối tượng đặc thù mà”.

Nhiều bậc phụ huynh gửi gắm con mình vào các trung tâm tiếng anh cho trẻ em và cách làm này cũng gặt hái được rất nhiều thành quả. Có người lại áp dụng phương pháp: mời giáo viên về nhà dạy cho con 3 buổi/tuần. Dù phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục như thế nào, song cũng không thể thiếu được những điều kiện sau: Chất lượng giáo viên giảng dạy, năng khiếu ngay từ khi còn nhỏ của bé và quan trọng hơn cả là sự say mê. Bé Hương hiện đang học lớp mẫu giáo lớn, cháu là người đam mê và yêu thích tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Khi được hỏi, cháu nói: “Cháu thích học tiếng Anh. Cháu đang cố gắng học thật tốt. Cháu nghĩ cháu thích thì sẽ học thành công ạ!”.

Học ngoại ngữ ở lứa tuổi nào là tốt nhất?Nhiều bậc phụ huynh phân vân không biết nên bắt đầu cho con tiếp xúc với ngoại ngữ từ lứa tuổi nào là tốt nhất? Theo phân tích của chuyên gia: Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng tiếp xúc ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Nên bắt đầu giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ trước 6 tuổi, đợi đến 7 tuổi đã là trễ, nhưng nhìn chung: càng sớm càng tốt”.



Trước khi trẻ có thể đến lớp, cha mẹ vẫn nên giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ, cộng thêm với việc cho trẻ nghe, xem băng đĩa do người bản địa nói. Có thể lựa chọn nhiều hình thức học tiếng Anh cho bé mà chi phí thấp và thuận tiện hơn cho mẹ: Cho bé đi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần, có thầy giáo bản xứ và trợ giảng người Việt mà chi phí cực thấp so với các khóa học tiếng Anh. Tham gia các lớp  học tiếng Anh cho thiếu nhi online miễn phí cho bé vào buổi tối, có giáo viên bản ngữ dạy trực tuyến của các trung tâm tiếng anh cho trẻ em  lớn tổ chức. Như vậy có hai điều kiện lý tưởng ở đây: Thứ nhất trẻ được giới thiệu ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp nhận càng cao. Thứ hai: được học với người bản xứ để có phát âm tốt.

Chọn trường nào cho bé?
Tốt nhất, đợi bé học xong lớp 1 hãy bắt đầu cho bé học tiếng Anh ở các trung tâm 100% là giáo viên nước ngoài. Vì thời gian chuẩn bị vào lớp 1 và học lớp 1, bé cần tập trung học thông thạo tiếng Việt. Học ngoại ngữ là cả một quá trình, mẹ cũng không nên vội vã ép bé học thật nhanh và kỳ vọng vào bé quá nhiều.

Trong khi các trung tâm mọc ra như nấm, trong số đó lại xuất hiện nhiều trung tâm chất lượng kém như: mục đích “moi” tiền của phụ huynh hay cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ gây ra tâm lý chán nản học ngoại ngữ ở trẻ nhỏ… thì việc lựa chọn được một trung tâm hiệu quả, chất lượng cao là hết sức cần thiết.

Khi nói đến việc lựa chọn một trung tâm tiếng anh cho trẻ em “chuẩn” cho bé yêu, bà Phan Hoàng Hoa, TGĐ Apollo English, một trung tâm tin cậy cho bé yêu bày tỏ: “Sau 16 năm có mặt tại Việt Nam, Apollo English tự hào là tổ chức giáo dục đã mang lại sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh cũng như trong giao tiếp chung cho các học viên. Vì vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh là: Hãy chọn cho con mình địa chỉ của một trung tâm thật sự có uy tín và phù hợp. Uy tín nghĩa là được đông đảo học viên lựa chọn, còn để nhận biết con có phù hợp hay không, các bạn hãy đến trung tâm đăng ký học thử. Chỉ khi hài lòng về giáo viên, về chất lượng giảng dạy cũng như chi phí, khi ấy phụ huynh mới đăng ký cho các con theo học”.
ST.
Một số liên kết về tiếng anh cho trẻ em:

Bạn đã biết cách “tự ôn luyện” để thi tốt TOEIC?

19:20 By

Các bạn phải biết rõ cách thức thi toeic để có cách luyen thi toeic hiệu quả .
Bài thi TOEIC mới gồm 7 phần:
1. Phần 1 – Picture Description (Miêu tả tranh)
Bạn hãy chuẩn bị cho phần thi đầu tiên với những gợi ý sau:

- Bạn hãy cố gắng tự học bằng cách thầm đặt ra trong đầu các câu bằng tiếng Anh miêu tả những gì bạn làm trong ngày, ví dụ: I am watching TV, I am washing my clothes, I am getting on the bus... Nếu có từ nào bạn chưa biết hay chưa chắc chắn về cách phát âm thì hãy dùng từ điển Việt - Anh để tra từ. Có một lời khuyên từ các giáo viên và những người có kinh nghiệm là sau khi bạn tra từ bằng từ điển Việt - Anh, bạn nên kiểm tra lại, nhất là phần phát âm bằng từ điển Anh-Anh chuẩn, ví dụ như “Oxford Advanced Learner Dictionary, Cambridge Advanced Learner"s Dictionary, Longman Advanced American Dictionary”.

- Cũng dùng cách đó, bạn có thể liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn thấy lúc làm việc trên công ty hay trên tàu, xe, máy bay... khi đi du lịch. Để thực sự nhớ được vốn từ vựng, bạn có thể vẽ phác họa các địa điểm và ghi các từ mới lên đó. Một phương pháp khác là sắp xếp vốn từ vựng cho mỗi tình huống bằng một biểu đồ theo kiểu "mạng nhện". Bạn còn có thể viết tên tiếng Anh của các đồ vật trong nhà lên tờ giấy nhỏ và dán lên các vật dụng đó để có thể học từ mới mọi lúc.

- Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên

báo chí, ở bảo tàng, trong sách tranh ảnh... cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket... và viết lời miêu tả cho các bức ảnh đó.

- Bạn có thể tìm xem một số video dành cho người học tiếng Anh. Một số video có các nội dung như bắt người xem phải miêu tả những việc đang diễn ra trên màn hình hay nối các đoạn miêu tả với bức tranh phù hợp.

- Đôi lúc phần thi này bao gồm những câu hỏi mẹo dựa vào cách phát âm gần giống nhau hay giống nhau của các từ. Vì vậy bạn cần học cẩn thận cách phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa.

2. Phần 2 - Question - Response (Câu Hỏi - Trả Lời)
Như đã giới thiệu ở bài viết “Tips for Part 2 - Question – Response”- chuyên mục KNHT, các dạng câu hỏi thường ra trong phần thi question - response:

    *
      Type 1: Information questions--What: cái gì xảy ra, vật, điều gì
    *
      Type 2: Information questions--Who: ai đó, ai đang làm gì đó...

o Type 3: Information questions--When: thời gian của sự kiện nào đó
o Type 4: Information questions--Where: Nơi chốn
o Type 5: Information questions--Why: Lý do
o Type 6: Information questions--How: Cách thức, thực hiện một việc như thế nào...
o Type 7: Yes/No Questions: Đôi khi câu trả lời không trực tiếp là yes/no mà có thể kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
o Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái này hay cái kia
o Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
o Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đuôi
o Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định

Sau khi nghe câu hỏi, bạn cần nhanh chóng xác định được với dạng đó thì thường cần những câu trả lời thế nào. Ví dụ when: 1 câu trả lời về thời gian, where: địa điểm, why: yêu cầu 1 sự giải thích...

3. Phần 3 - Short conversation (Hội thoại ngắn)
Ở phần thi này, bạn cần luyện tập nghe ở nhà cho quen với dạng thi để lúc làm bài không bị lúng túng hay thiếu tập trung. Khi bạn luyện tập ở nhà bằng cách nghe các đoạn hội thoại, nếu nghe thấy một người đặt ra một câu hỏi gì đó hãy cố gắng nhẩm trả lời câu hỏi đó thật nhanh trước khi nghe câu trả lời của người kia, hay ít ra là đưa ra cấu trúc câu có thể dùng để trả lời câu hỏi đó. Như vậy bạn vừa có thể tập trung vào bài nghe, vừa nhớ nội dung, cấu trúc nói ... và đồng thời luyện tập khả năng phản ứng nhanh khi thi.

4. Phần 4 - Short Talk (Bài nói ngắn)
Hãy cố gắng luyện tập nghe thật nhiều và luyện làm các dạng bài thi TOEIC. Phần này yêu cầu bạn phải có trí nhớ tốt và sự nhanh nhẹn nên ngoài việc luyện nghe cho tốt bạn còn cầu luyện khả năng nhớ. Hãy thử tự tóm tắt lại bằng tiếng Anh sau khi bạn nghe bản tin hay bài nói nào đó. Như vậy ít nhất bạn cũng không có thói quen nghe một cách thụ động vì để tóm tắt được bạn cần mức độ tập trung nhất định.

5. Phần 5 - Incomplete Sentences (Hoàn thành câu)
Các câu hỏi trong dạnh thi này có thể liên quan tới:

Từ vựng: danh từ, động từ, bổ ngữ, từ gốc và từ phái sinh, những từ nghĩa mơ hồ, không rõ ràng….

Ngữ pháp:giới từ, sự kết hợp của câu, từ, thì của động từ. cụm động từ, động từ giả định, câu hỏi đuôi, trạng từ…

Để làm tốt phần thi này không còn cách nào khác là bạn phải tự học tốt ngữ pháp và học từ vựng càng rộng càng tốt. Nên chăm chỉ đọc sách báo tạp chí... bằng tiếng Anh vì đó là cách rất tốt để bạn củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như mở rộng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau.

6. Phần 6 - Incomplete Texts (Hoàn thành đoạn văn)


Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi này các bạn cần lưu ý những vấn đề tương tự như ở phần 5. Ngoài ra do phần thi này thường dùng các đoạn thư, thông báo... ngắn... nên các bạn có thể tìm đọc các dạng này để làm quen dần với kiểu bài và mẫu câu thường dùng. Như vậy khi làm bài sẽ không bị bỡ ngỡ trước dạng đề và có thể dễ dàng xác định được đáp án cần phải chọn.

7. Phần 7 - Reading Comprehension (Phần 7 - Đọc hiểu)
Đây là phần thi mà bạn có thể đạt được điểm tối đa. Để luyện tập cho phần thi này bạn nên đọc nhiều dạng báo chí bằng tiếng Anh với nội dung phong phú, vừa kết hợp tập thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thông tin. Như vậy sẽ giúp bạn phản ứng nhanh trong lúc làm bài.


xem thêm : http://llv.edu.vn/vi/cac-khoa-hoc/luyen-thi-quoc-te/toeic/

Mẹo luyện thi TOEIC cấp tốc!

19:17 By

Luyện thi TOEIC cấp tốc – Mẹo đạt điểm cao

Đánh giá nhu cầu Search: Luyen thi TOEIC cap toc, Luyện thi TOEIC cấp tốc ở đâu? trên google rất cao và Ngoaingu24h cũng thường xuyên nhận được yêu cầu khai giảng các khóa Luyện thi TOEIC cấp tốc của các bạn sinh viên, người đi làm mong muốn có chứng chỉ TOEIC nhanh trong vòng 1-1.5 tháng, Ngoaingu24h muốn viết bài viết này để chia sẻ một số MẸO trong lúc Luyện thi TOEIC cấp tốc cho các bạn tham khảo nhằm tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của các bạn.

Việc luyện thi TOEIC cấp tốc đòi hỏi bạn phải thật quyết tâm và đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể

1. Việc đầu tiên là bạn phải xác định mục tiêu rõ ràng.
Nếu bạn cần chứng chỉ TOEIC để kiếm việc làm, mong muốn có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nhiều hơn thì bạn cần xác định xem mức điểm nào là đạt yêu cầu.
Bạn nên lựa chọn mục tiêu mà bạn có thể đạt được. Tránh mục tiêu quá cao, bạn sẽ thất vọng. Nhưng nếu quá thấp thì sẽ không phát huy được năng lực vốn có của bản thân.
Thông thường nếu đi tìm việc ở các công ty yêu cầu khá cao về giao tiếp tiếng Anh, Mức điểm TOEIC của bạn cần ít nhất: 600-700. (VD: BIDV yêu cầu 695 điểm, các trường ĐH yêu cầu từ 450 – 550, FPT yêu cầu 600 điểm, Vietnam Airlines yêu cầu 350 – 450 điểm)

2. Bạn hãy lên kế hoạch học tập, luyện thi TOEIC cấp tốc trong thời gian ngắn tầm 1.5-2 tháng, muộn nhất là 3 tháng.

Luyện thi TOEIC giống như bạn Luyện thi đại học vậy. Việc trì hoãn thi TOEIC là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hầu hết các thí sinh thi TOEIC bị đánh trượt. Một lời khuyên để bạn có thể quyết tâm là bạn nên đăng ký dự thi trước đó hàng nhiều tháng nhưng bạn nhớ rằng ngày mà bạn quyết định tham gia thi lấy chứng chỉ TOEIC nên là ngày bạn bắt đầu giai đoạn khổ luyện thi TOEIC.
Thông thường nếu bạn có thời gian, và ý thức tự học tốt bạn có thể tự mua sách luyện thi TOEIC về học cũng được. Tuy nhiên do bạn đang cần chứng chỉ gấp, nên để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên áp dụng cả TỰ HỌC và LUYỆN THI TOEIC Ở TRUNG TÂM CHUYÊN LUYỆN THI TOEIC (www.ngoaingu24h.com)
Nếu tham gia lớp luyện thi, bạn hãy chọn một giáo viên hướng dẫn đáng tin cậy và hãy chắc chắn rằng bạn phải cảm thấy thoải mái trong lớp. Hãy cùng học với bạn bè, cả trong và ngoài lớp học.
Học ôn hàng ngày tại cùng một thời điểm là cách rất hữu ích để giúp bạn nâng cao điểm số. Hãy viết ra bản kế hoạch học tập và ký vào đó.
3. Phân bổ thời gian luyện thi hợp lý. Nắm rõ nguyên tắc làm bài thi TOEIC
Bài thi TOEIC gồm 7 phần: TOEIC listening bao gồm: Nghe tranh, Question & Response, Short Conversation, Short Talk; TOEIC Reading gồm: Incomplete Sentence; Text Completion, Reading Comprehension. Mỗi phần thi đều chiếm một số điểm nhất định. Bạn không nên dành thời gian quá nhiều cho một phần nào đó mà xem nhẹ phần khác. Rất nhiều thí sinh dự thi đã mắc sai lầm ở chỗ họ thường tập trung quá nhiều vào phần mà họ cảm thấy thích nhất. Nhưng ngược lại, đây lại chính là phần bạn nên dành ít thời gian nhất

Thông thường bài nghe sẽ chiếm điểm rất cao. Bạn nên luyện nghe thật nhiều trong lúc luyện thi TOEIC cấp tốc. Điều này vừa giúp bạn tăng phản xạ nghe, tăng cả phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh.

Để phân chia thời gian hợp lý bạn nên chia khoảng thời gian trong một tuần để tập trung vào một phần nào đó mỗi ngày. Phần nào yếu bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho phần đó nhé.
4. Bổ trợ, tăng vốn từ vựng trong TOEIC lên lúc học TOEIC
Một nguyên nhân chính khiến nhiều bạn bị trượt kỳ thi TOEIC là vốn từ vựng hạn chế. Vào cái ngày bạn quyết định sẽ dự thi TOEIC, bạn cần ý thức được rằng mình là một “cuốn từ điển trống”. Hãy dùng một quyển notebook và ghi lại tất cả những từ mới bạn thấy khi bạn luyện nghe TOEIC; hay làm các bài tập Reading. Bạn sẽ chỉ cần nhớ những từ trong văn cảnh, hoàn cảnh sử dụng nó. Với mỗi mục từ, hãy viết các từ ra notebook và vận dụng vào câu văn. Đến cuối tuần, bạn có thể viết một bức thư ngắn hoặc bài luận …và hãy sử dụng càng nhiều từ mới càng tốt

Thực ra từ vựng TOEIC không quá nhiều như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần ghi nhớ và lưu lại những từ vựng bạn thấy hay xuất hiện lúc bạn luyện thi TOEIC Cấp tốc. Hãy nhớ học theo cụm từ, học theo chủ đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn bạn nghĩ đó.

Bạn cũng nên học các thành ngữ, tục ngữ, cách diễn đạt mà người bản ngữ hay dùng để vận dụng vào môi trường làm việc sau này nữa.

5. Xác định những điểm yếu của bản thân, và cách khắc phục những điểm yếu đó lúc luyện thi TOEIC cấp tốc

Sau khi luyện thi TOEIC được một thời gian, bạn sẽ nhận ra những Part nào mà mình thấy khó khăn nhất. Hãy tập trung cải thiện điểm yếu đó.
Ví dụ bạn yếu về từ vựng TOEIC, hãy tìm cách bổ sung. Nếu bạn yếu về kỹ năng nghe, hãy nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, nghe trước khi đi ngủ, khi nấu ăn, hoặc hãy ghi chép chính tả đoạn hội thoại bạn nghe được, nghe trên các trang web luyện thi TOEIC online như http://thuvien.ngoaingu24h.vn chẳng hạn.
Có những phần ngữ pháp nhất định mà rất nhiều học viên thường vướng mắc. Nếu bạn đang tham gia lớp luyện thi, hãy nhờ giáo viên giao thêm bài tập giúp bạn luyện kỹ phần đó. Nếu là tự ôn, hãy tìm những cuốn sách tham khảo đáng tin cậy giúp bạn giải quyết câu hỏi của mình. Trên mạng Internet có rất nhiều nguồn có thể giúp ích được cho bạn. Hãy sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo… để tìm bài ôn tập. Các bạn tham khảo thêm FB “Luyện thi TOEIC” – fanpage do cô Mai Phương quản trị nhé. Sẽ có cực nhiều mẹo nhỏ nhỏ hay hay cho chúng ta ôn tập hàng ngày 

Mẹo luyện thi TOEIC Part 5 - Incomplete Sentence

19:16 By

Luyện thi TOEIC Part 5 - Incomplete Sentence là phần tương đối dễ ăn điểm khi bạn luyện thi TOEIC trong tất cả 7 phần của đề thi TOEIC.

Để giúp các bạn chinh phục điểm cao trong lúc luyen thi TOEIC, Hôm nay mình sẽ giới thiệu Mẹo luyện thi TOEIC Part 5 - Incomplete Sentence.


1. Trước khi giải quyết câu hỏi
Part 5 gồm các câu trần thuật đòi hỏi thí sinh phải đọc và tìm từ đúng để hoàn thành câu. Các từ cần điền thuộc lĩnh vực từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (grammar) và cách dùng (usage). Trước khi tiến hành làm 40 câu câu hỏi của Part 5, bạn cần kiểm tra lại kiến thức của mình về các điểm sau đây:


* Bạn đã nắm vững các điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh chưa? (có thể bổ sung từ vựng TOEIC qua website luyện thi toeic online)
Các điểm ngữ pháp gồm: từ loại (noun, verb, adjective, adverb…); các thì (present simple, present progressive, present perfect…); các hình thức của động từ (infinitive, gerund…); cấu trúc câu (đơn, kép, phức). Nếu chưa nắm vững ngữ pháp căn bản thì bạn phải nhanh chóng ôn lại lý thuyết và thực hành nhiều qua các nguồn sách ngữ pháp tổng quát.

Ví dụ:
Anyone who _______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want

Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nắm vững dạng động từ đúng cần điền vào chỗ trống sau đại từ quan hệ làm chủ ngữ. Anyone luôn đi với động từ số ít nên (B) wants là đáp án phù hợp.

Câu này cũng có thể diễn đạt theo cách khác mà nghĩa không thay đổi:
Anyone ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) who want (C) wanting (D) wanted
Trong câu này, lựa chọn chính xác là (C) wanting – kết hợp với to visit the museum tạo thành mệnh đề quan hệ rút gọn – đóng vai trò là một adjective bổ nghĩa cho anyone tạo thành chủ ngữ cho động từ chính should sign up.

Nếu không có căn bản ngữ pháp thì chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ và có khi lựa chọn sai đáp án.

* Bạn có thể phân biệt được ý nghĩa và cách dung của các từ hay chưa?

Hãy xem ví dụ sau:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch
Nếu bạn có kiến thức vững vàng về nghĩa và loại động từ (nội/ngoại động từ) thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy từ cần chọn cho chỗ trống này: cả call, contact và touch đều là ngoại động từ, sau chúng phải là một danh từ nên không thể có giới từ theo sau mặc dù về nghĩa thì cả call và contact đều chấp nhận được.

* Bạn có thấy sự khác biệt về nghĩa của câu khi cùng một dạng động từ được sử dụng hay không?

Hãy xem ba câu sau:
The woman is working at the computer.
The woman who is working at the computer.
The woman working at the computer.

Cùng là dạng working nhưng trong câu đầu, working là động từ chính ở thì hiện tại tiếp diễn (Present Progressive), câu hai working là động từ chia trong mệnh đề phụ và câu ba working là phân từ hiện tại (Present Participle) hoàn chỉnh cho cụm từ làm chủ ngữ của câu. 
Nếu không phân biệt được sự khác biệt này thì kiến thức ngữ pháp của bạn chưa hoàn thiện, bạn cần phải học thêm về ngữ pháp.

2. Trong khi giải quyết câu hỏi lúc luyện thi TOEIC part 5 - Incomplete Sentence

Hãy thực hiện những lời khuyên sau đây:

* Đọc kỹ cả câu và vận dụng kiến thức sẵn có để đoán loại từ (danh từ, động từ, tính từ, hình thức của từ…) cần cho vị trí chỗ trống đó.
Anyone who ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want

* Xem các đáp án cho sẵn và chọn đáp án gần nhất với phán đoán của bạn.

* Đối với các chỗ trống cần điền từ nội dung (contend word), hãy cân nhắc ý nghĩa hợp lý nhất của câu đó rồi tìm từ đúng nhất trong các đáp án cho sẵn.
If you have any questions about the project _____ with our customer representatives.



3. Sau khi giải quyết câu hỏi lúc luyện thi TOEIC part 5 - Incomplete Sentence
 


Trong thời gian học luyện thi thì đây là bước quan trọng nhất. Sau khi làm bài, bạn phải đối chiếu với đáp án để biết được khả năng thực tế của mình, câu nào bạn chưa đúng thì phải tìm hiểu nguyên nhân để xem lại lý thuyết nhằm bổ sung kiến thức còn thiếu. Cuối cùng, bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:

* Điền đáp án đúng vào chỗ trống và đọc đi đọc lại câu đó ít nhất năm lần.

Nhờ đọc lại nhiều lần, bạn sẽ quen thuộc với cấu trúc câu, ý nghĩa cũng như từ vựng và bạn có thể sử dụng từ đó cho dù nó xuất hiện ở câu hỏi khác hoặc bạn có thể tái tạo chúng chính xác khi nói hoặc viết.

Ví dụ: Nếu bạn biết rõ từ cần chọn cho câu này:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch

Thì khi gặp câu hỏi khác như:

All employees must _____ politely even to unpleasant customers.
(A) deal (B) handle (C) speak (D) call
Bạn cũng sẽ làm đúng bời vì bạn đã biết speak là nội động từ, theo sau nó không có tân ngữ mà có thể có giới từ speak to/with sb hay speak about sth.

* Cũng cần để ý tới những từ khác trong câu

Cũng cùng câu đó nhưng thành phần khác trong câu cũng sẽ được đặt câu hỏi. Ví dụ:

If you have ______ questions about the project, speak with our customer representatives.
(A) some (B) any (C) every (D) ever

Nhờ đã quen thuộc với cấu trúc của câu này và đã đọc đi đọc lại nhiều lần nên bạn sẽ nhanh chóng chọn được đáp án. Và nếu trong tình huống thực tế yêu cầu, bạn có thể sử dụng câu này một các hiệu quả dù trong hội thoại hay trong email.

Những điều lưu ý khi luyện thi TOEIC

19:13 By


Trong thời gian gần đây, qua chuyên mục Hỏi- Đáp chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ các học viên đặc biệt là các bạn sinh viên về việc học tập và ôn luyện thi TOEIC tại Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này chúng tôi tổng lược một số điều có thể bạn chưa biết về kì thi này.
1. Kể từ năm học 2012-2013, hơn 200/396 trường Đại học, học viện và cao đẳng trong cả nước áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra của môn tiếng Anh là điểm thi TOEIC.
2. Có thể khẳng định, TOEIC là một trong những văn bằng quốc tế dễ học, dễ thi, dễ ứng dụng cho công việc nhất hiện nay.
3. Hơn 75% các ngân hàng, các công ty hàng không, công ty phần mềm, outsourcsing sử dụng điểm thi TOEIC để tuyển dụng và sát hạch cán bộ nhân viên định kì.
4. Nếu bạn là người học từ đầu, và để đạt được 550/990 điểm TOEIC bạn chỉ cần thực hiện nghiêm túc một kế hoạch học tập 6 tháng liên tục và nếu bạn chọn TOEIC tổng chi phí mua thẻ cũng chỉ hết 500.000VND.
5. Nếu bạn đạt 700/990 trong kì thi TOEIC cùng với 01 văn bằng chuyên ngành, bạn có thể nhận được vị trí làm việc với mức lương trung bình không dưới 10 triệu đồng/tháng.
6. Với kết quả thi 900/990 bạn sẽ tự tin “apply” ở nhiều công ty, tập đoàn, tổ chức danh tiếng trên khắp địa cầu vì TOEIC hướng đến kĩ năng giao tiếp quốc tế thông dụng.
7. Chọn học để luyện thi TOEIC đồng nghĩa với việc bạn đã tiết kiệm đến 80% ngân sách và thời gian cá nhân của mình.
8. Nhiều chuyên gia ESL chia sẻ, những người ôn luyện thi TOEIC theo nhóm trong cùng một chương trình thường đạt kết quả cao hơn những người tự học một mình.
9. Nếu bạn quyết định học TOEIC ngay từ lúc này, cơ hội thành công của bạn có thể lên đến 100% so với những người còn đang chần chừ kén chọn.

10 LỜI KHUYÊN ÔN LUYỆN THI TOEIC HIỆU QUẢ

19:11 By

Để việc ôn luyện TOEIC đạt hiệu quả cao, người ôn thi có thể tham khảo những lời khuyên từ các chuyên gia  như sau:

Trước khi bắt đầu luyện thi hãy BIẾT và NHỚ:
 1.    Hiểu rõ TOEIC là gì, tại sao mình cần thi TOEIC để có một động lực học tập tốt và ý chí ôn luyện bền bỉ.
Nhiều người ôn thi TOEIC mà không biết rõ bài thi TOEIC phục vụ mục đích gì, thì việc ôn thi sẽ rất thiếu động lực, và vì thế mà kết quả thi không cao. TOEIC là tên viết tắt của chữ Test Of English for International Communication tức là bài kiểm tra giao tiếp quốc tế. Cái tên này có lẽ khiến người ta hiểu nhầm trọng tâm kiểm tra của nó, khi nghĩ nó là bài kiểm tra giao tiếp thông thường. Nhưng thực tế bài TOEIC lại kiểm tra trình độ tiếng Anh giao tiếp quốc tế trong môi trường công việc, tức là nó kiểm tra trình độ tiếng Anh thương mại của người dự thi. Chỉ có điều TOEIC không đi quá sâu vào một chuyên ngành thương mại nào, mà chỉ kiểm tra các giao tiếp phổ biến trong môi trường thương mại, công sở. TOEIC được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới ở các tập đoàn lớn, các chính phủ và cả các tổ chức giáo dục.
Chính vì vậy bài kiểm tra TOEIC phù hợp với những ai cần sử dụng tiếng Anh để làm việc. Những người đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... nên ôn thi lấy chứng chỉ TOEIC để dễ dàng xin việc hơn. Những người đang công tác nếu cần thì có thể ôn thi chứng chỉ TOEIC để phục vụ trực tiếp cho công việc, để giao tiếp hiệu quả hơn và có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp. Đôi khi TOEIC cũng được sử dụng làm yêu cầu đầu vào ở một số chương trình đại học ở các trường đại học quốc tế, hoặc là trình độ ngôn ngữ để nhập cư vào các nước nói tiếng Anh.
TOEIC do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) thực hiện.

2.    Hiểu rõ phạm vi của bài thi TOEIC và cấu trúc của từng phần thi cũng như các yêu cầu làm bài cho từng phần để không mất thời gian cho những điều không cần thiết.
Về mặt phạm vi kiểm tra, bài thi TOEIC kiểm tra trình độ tiếng Anh thương mại thông thường với 13 chuyên đề nội dung gồm có: 1 – Nghiên cứu phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp (corporate development), 2 – Ăn uống ở nhà hàng khách sạn (dining out), 3 – Chiêu đãi và giải trí (entertainment), 4 – Tài chính và ngân sách (finance & budgeting), 5 – Sức khỏe, y tế (health), 6 – Tài sản doanh nghiệp (housing/corporate property), 7 – Sản xuất (manufacturing), 8 – Nhân sự (personnel), 9 – Mua sắm trong doanh nghiệp (purchasing), 10 – Các vấn đề kỹ thuật (technical areas), 11 – Đi lại và công tác (travel), 12 – Các vấn đề công việc nói chung (general business), 13 – Văn phòng (offices). Và phạm vi từ vựng của bài thi TOEIC là khoảng 4000 từ vựng gồm từ vựng tổng quát và thương mại. Bạn có thể tham khảo danh mục 3420 từ vựng hay được kiểm tra trong bài thi TOEIC .
Về mặt cấu trúc bài thi, hiện nay TOEIC có bài thi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và bài thi 2 kỹ năng nghe và đọc. Ở Việt Nam, chủ yếu chúng ta vẫn làm bài thi 2 kỹ năng nghe và đọc. Bài thi 2 kỹ năng này có 7 phần thi nhỏ, được làm trong 120 phút với 200 câu hỏi chia đều cho 2 kỹ năng. Bạn có thể tìm hiểu dạng bài và cách làm bài cơ bản của 7 phần thi này.

 3.    Biết rõ những giáo trình tốt để sử dụng và biết cách sử dụng tốt giáo trình.
Hiện nay có khá nhiều bộ sách luyện thi TOEIC trên thị trường, nhưng được đánh giá cao nhất và nhiều giáo viên tin dùng nhất vẫn là các cuốn sách luyện thi TOEIC của Longman từ trình độ bắt đầu (introductory), đến trung cấp (intermediate) cho tới cao cấp (advanced). Đây là bộ sách toàn diện và có đủ chiều sâu cả về sư phạm, giáo pháp cho đến nội dung để người học có thể tự học, hoặc sử dụng như giáo trình học trên lớp một cách hữu hiệu.
Sử dụng đúng giáo trình có nghĩa là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sách, phần mà rất nhiều người bỏ qua khi đọc sách. Bạn nên đọc kỹ mục lục để hiểu cấu tạo của sách cũng như cảm nhận được chiến lược viết của tác giả để biết mình sẽ xuất phát từ đâu và đi đến đâu. Khi học bạn không nên chỉ học mỗi bài một lần duy nhất, vì học ngôn ngữ đòi hỏi bạn lặp đi lặp lại, nên dù đã học qua bài đó rồi, bạn vẫn nên đọc lại chính những bài mà bạn đã học rất kỹ khi rảnh, nó sẽ giúp bạn xây dựng trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ vững chắc, đánh tan sự nghi ngờ của bản thân trong mỗi tình huống ngôn ngữ không rõ ràng mà bạn đối mặt. Và bạn đừng ngần ngại đánh dấu và ghi chép thẳng vào sách. Nếu bạn định học xong rồi bán những cuốn sách đó cho người khác thì là một chuyện khác, bạn có động cơ để giữ sạch cuốn sách, nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian để học và tra cứu thông tin hơn. Nhưng nếu bạn định học để thu nạp toàn bộ tinh hoa của cuốn sách đó, và học để ghi nhớ được thực sự, thì việc ghi chép vào sách khiến bạn nhớ tốt hơn nhiều. Vì trong những lần đọc lại các trang sách có ghi chép của cá nhân bạn, những dòng chữ, những đánh dấu đó sẽ lập tức giúp gợi nhớ ngay toàn bộ quá trình tư duy của những lần học trước, khiến bạn nhớ rất hiệu quả bài học trong sách đó..

 4.    Xác định rõ mục tiêu bằng điểm số giúp bạn duy trì động lực học tập tốt và nhanh đến đích.
Một mục tiêu rõ ràng luôn có sức thúc đẩy tốt, khiến động lực ôn thi luôn được duy trì và năng lượng trong việc ôn thi cũng cao hơn. Người luyện thi cần nhớ các phân đoạn điểm cơ bản sau để xây dựng mục tiêu cho mình một cách phù hợp. Trong mắt các nhà tuyển dụng, những người có điểm TOEIC dưới 300 điểm đồng nghĩa với không có khả năng sử dụng tiếng Anh. Từ 300 điểm đến 450 điểm có nghĩa là người đó có thể đọc và nghe tiếng Anh một cách cơ bản nhưng không giao tiếp được bằng tiếng Anh một cách hiệu quả. Từ 450 điểm đến 650 điểm có nghĩa là trình độ tiếng Anh khá và có thể sử dụng được tiếng Anh cơ bản nhưng không thuần thạo khi nói và viết. Từ 650 đến 785 điểm là dấu hiệu cho thấy một trình đột tiếng Anh có thể sử dụng độc lập trong giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các thông tin bằng tiếng Anh. Từ 790 điểm trở lên là người có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh với mức độ khó tương đối cao. Người có trên 900 điểm được coi là hoàn toàn thành thạo tiếng Anh trong công sở và có giao tiếp trong mọi tình huống công việc đòi hỏi sự phức tạp cao về ngôn  ngữ. Một thông tin đáng chú ý đó là trong các tập đoàn quốc tế, nhân sự cấp quản lý thường được yêu cầu mức điểm TOEIC khoảng 790 trở lên.
Mỗi một mức điểm số này đòi hỏi một sự rèn luyện  và công sức đầu tư tương ứng để có được vốn từ, sự thuần thạo trong kỹ năng đọc và nghe, và sự nhuần nhuyễn với việc làm các đề thi TOEIC.

 5.    Học TOEIC là một cơ hội không thể tốt hơn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh văn phòng và thương mại thực thụ. Vì thế học để sử dụng sẽ có lợi hơn nhiều lần so với học chỉ để thi.
Học để thi là cách học thực dụng, tập trung vào các từ vựng hay dùng và các kỹ thuật làm bài cho từng phần cũng như cách tránh các bẫy được đặt ra. Tâm lý học để thi thường hướng tới tâm lý luyện để trả lời đúng thay vì học để nhớ và để dùng. Tâm lý luyện để trả lời đúng kéo theo việc trí nhớ tạm thời được kích thích hoạt động nhiều hơn, và sau kỳ thi thì sẽ chấp nhận quên hoặc “buông” các từ vựng, các cụm từ... đã học khỏi trí nhớ. Chính vì thế nhiều người học TOEIC và có thể thi được điểm tương đối cao nhưng lại không thực sự sử dụng được trong công việc.
Nhưng bạn hãy xem lại nội dung từng bài thi TOEIC thì sẽ thấy bài thi này kiểm tra một cách rất thực dụng vào các vấn đề thực tế trong giao tiếp tiếng Anh thương mại như đọc các bức thư, các email, các thông báo, các đoạn quảng cáo, các thông tin doanh nghiệp... nghe các thông báo, các đoạn hội thoại thường xuyên dùng trong công việc, các cách hỏi và trả lời rất thực tế và trực diện vào công việc... Nếu đặt một câu hỏi khác đi, đó là: Sẽ ra sao nếu chúng ta cũng giao tiếp như chính bài thi TOEIC này? Nếu bạn cũng có thể nói một mạch các bài độc thoại như phần short-talks trong phần 4, hay cũng có thể hội thoại như phần 3 – conversations, hoặc cũng viết được các email hay thư tín như phần 7 – reading passages thì sao nhỉ? Điều đó có nghĩa là bạn có khả năng giao tiếp hoàn hảo trong môi trường thương mại quốc tế, và có thể làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà dùng tiếng Anh. Một điểm thú vị của tâm lý học tập đó là khi ta đã có ý chí học để sử dụng, thì não bộ của chúng ta sẽ tự động mở ra cánh cửa để ghi nhớ ngôn ngữ này trong dài hạn, và nó sẽ tự động hỏi bạn trong các tình huống thực tế rằng tình huống này thì câu tiếng Anh nào trong bài luyện thi TOEIC mình đã nhớ được để dùng nhỉ? Việc học để sử dụng cho tương lai khiến cho trí nhớ dài hạn được thiết lập và nhớ sâu, thay vì trí nhớ tạm thời. Và cũng vì học cho tương lai, bạn sẽ thấy từng bài đọc, bài nghe của TOEIC có giá trị hơn rất nhiều, và thân thiết hơn rất nhiều cho bạn, vì bạn biết chúng đồng hành với thành công sau này của bạn.

Khi ôn luyện cho bài thi hãy NHỚ:
 6.    Chìa khóa của bài thi TOEIC nằm ở từ vựng và các cụm từ, không nằm ở biết nhiều hay biết sâu về ngữ pháp.
Biết nhiều từ vựng và cụm từ gồm các từ hay đi với nhau thì người làm bài sẽ được điểm cao và rất cao, ngược lại biết ít từ vựng thì dù có nhiều mẹo làm bài đến mấy người làm bài cũng chỉ vượt lên được ngưỡng điểm trung bình, tức là từ 500 điểm trở xuống. Cụ thể là trong bài thi TOEIC, không quá 10% số lượng câu hỏi, tức là chỉ khoảng 20 câu hỏi là những câu kiểm tra thuần túy về mặt ngữ pháp như chia động từ, điền dạng đúng của từ loại... Những câu hỏi ngữ pháp này cũng rất dễ suy đoán khi người học có trình độ ngữ pháp trung bình. Đừng tốn thời gian học ngữ pháp quá nhiều. Tất cả 90% còn lại của bài thi chỉ tập trung vào kiểm tra vốn từ và khả năng vận dụng vốn từ trong các bài đọc và nghe của thí sinh. Chính vì thế người thi TOEIC cần biết nhiều từ vựng, hoặc tối thiểu cũng phải nắm được nhóm các từ vựng hay kiểm tra trong bài thi TOEIC . Hãy nhớ rằng biết nghĩa của từ vựng là không đủ, mà phải biết âm thanh, tức là phải nghe từ vựng đó và phát âm theo nhiều lần để nhớ chắc chắn âm thanh của nó. Và từ vựng đứng một mình không có nhiều giá trị, từ vựng thường đi với nhau theo cụm từ cố định, nên phải học nhiều các cụm từ, và học từ vựng trong bối cảnh của từng bài đọc, bài nghe của chính bài thi TOEIC là hữu hiệu nhất. Khi đã học tốt cụm từ thì bạn sẽ không bị đánh lừa bởi các bẫy vặt trong bài thi, ví như từ đồng âm chẳng hạn. Writing (viết) và riding (cưỡi) trong tiếng Anh giọng Mỹ (giọng chiếm 70% bài thi TOEIC) được phát âm giống hệt nhau, và nó sẽ gây hoang mang khi học, và là cạm bẫy cho ai học từ rời rạc từng từ mà không học theo cụm từ. Nếu học theo cụm và học trong bối cảnh thì dĩ nhiênwriting an email (viết một email) không thể bị nhầm lẫn với riding a bike, và chữ email sẽ cho bạn biết trước nó là chữ writing chứ không thể nào là chữ riding, và tương tự như vậy, từ bike (xe đạp) sẽ cho ta biết trước đó chính là từ riding chữ không thể là writing.

 7.    Để đạt điểm cao trên 750 điểm, bạn cần học nghiêm túc với cường độ cao để đạt đến sự nhuần nhuyễn với bài thi TOEIC.
Bài thi rất dài và nhiều áp lực nhằm đánh giá chính xác khả năng sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn. Chính vì thế mà bài thi TOEIC được thiết kế với những bài nghe và bài đọc rất dài. Ở bài nghe, người nghe chỉ được nghe một lần duy nhất và sau bài nghe thí sinh chỉ có trung bình là 5 giây để trả lời một câu hỏi. Tương tự như vậy, bài đọc cũng được thiết kế đủ dài để ngay cả người đọc tiếng Anh rất thành thạo cũng chỉ kịp đọc một lần, cộng với khoảng thời gian suy luận ngắn là phải trả lời câu hỏi. Cho nên nếu thí sinh không nhuần nhuyễn các dạng bài, các mẫu câu, từ vựng và cụm từ, cộng với một vài thành ngữ hay dùng trong TOEIC thì chắc chắn không thể có đủ thời gian để đọc hết bài đọc và phải điền bừa vào những câu không kịp đọc. Chính vì thế, để đạt điểm cao từ 750 điểm trở lên, người học nhất thiết phải có một vốn từ vựng rất tốt, cộng với việc làm các đề thi thử giống như thi thật trước khi thi ít nhất là khoảng 5 bộ đề thi khác nhau, và học triệt để các từ vựng và cụm từ, cũng như liên tục rút kinh nghiệm cho riêng bản thân mình sau từng bài thi tự làm.

 8.    Hãy sử dụng triệt để audio script và phần giải thích đáp án của bài đọc, vì chúng sẽ giúp bạn nâng cao vốn tiếng Anh và điểm TOEIC nhanh nhất.
Một sai lầm thường thấy của người học luyện thi TOEIC là chỉ tập trung làm bài tập mà không tập trung thực sự và đủ sâu cho việc chữa bài. Có thể bạn sẽ nghĩ là tôi sai lầm khi nói như vậy. Nhưng hãy xem những phân tích sau đây, bạn sẽ nghĩ khác. Làm bài tập là một quãng tập trung sâu và nghiêm túc, đáp án nói bạn đúng sẽ làm bạn vui, và nói bạn sai sẽ làm bạn thất vọng... nhưng đúng hay sai không thực sự quan trọng đến vậy khi bạn đang luyện thi, mà tại sao đúng, tại sao sai còn quan trọng hơn nhiều. Đó chính là lúc bạn phải dành thời gian nghiên cứu sâu hơn đáp án đấy, nhất là các phân tích lý do đúng sai. Tiếp tục nỗ lực tập trung nghiên cứu sẽ cho quá trình tập trung làm bài tập vừa rồi một sự nối dài hiệu quả để hình thành sự am hiểu sâu về tiếng Anh trong từng trường hợp cá biệt của từng câu hỏi. Sau đó là phần lời của các bài nghe. Phần này bạn càng đọc kỹ càng tốt. Hãy tra tất cả từ mới ra, và nếu có thể thì hãy nghe lại bài nghe và mắt dò theo từng dòng chữ để giúp bạn hiểu sâu hơn bài nghe đó. Nếu nghe lại chỉ một lần thì không tốt, mà hãy nghe nhiều lần đến mức độ bạn cảm thấy như đã thuộc từng câu trong bài nghe đó. Kết quả kỳ diệu sẽ đến với bạn sau nhiều lần lặp lại việc học sâu này, vì lúc đó bạn có một vốn từ vựng tốt hơn trước rất nhiều, có khả năng phán đoán rất tốt cho mỗi bài nghe, và quan trọng nhất là khả năng suy luận và ghi nhớ toàn bộ ý chính bài nghe chỉ sau một lần nghe. Nếu bạn có ý muốn làm điều này rồi, thì hãy nhớ là bạn cần phải kiên trì. Vì những lần đầu tiên là những lần thử thách khó chịu nhất. Khi chưa tự nói lại được các bài nghe, thì hãy nhớ là bạn chưa nghe đủ nhiều để thấm bài nghe vào đến mức độ nói lại được. Một kỹ thuật học tiếng Anh quan trọng mà các chuyên gia đào tạo tiếng Anh luôn khuyên học đó là thuộc càng nhiều bài nghe càng tốt, vì học SÂU mới tạo thành phản xạ ngôn ngữ bền vững và nhanh nhạy.

 9.    Có một cuốn sổ ghi chép riêng cho việc luyện thi TOEIC của bạn sẽ giúp bạn ôn tập nhanh nhất.
Một nét chì mờ hơn một trí nhớ đậm. Ghi chép, bản thân nó đã là một lần luyện tập và ghi nhớ rồi. Khi đọc lại, bạn lại càng cảm thấy dễ nhớ hơn vì những nét chữ của bạn, những màu mực đó... có khả năng giúp bạn hồi tưởng một cách thú vị và rất riêng tư vì nó thuộc về riêng bạn. Những trang vở ghi chép theo quá trình học tập giúp bạn gợi nhớ lại tất cả quá trình ôn thi. Chính vì thế hãy ghi chép một cách nghiêm túc. Tuyệt đối không được nghĩ là mình sẽ nhớ được, vì hãy tin tôi đi, bạn sẽ quên nó ngay khi bạn kết thúc buổi học, lúc mà bạn nghĩ tới các chuyện khác ngoài TOEIC.
Khi ghi chép, tôi không khuyến khích bạn ghi chép theo kiểu vở sạch chữ đẹp, tôi khuyên bạn ghi nhanh nhưng rõ ràng, và đừng ngại sử dụng nhiều màu mực khác nhau để tạo những ký hiệu riêng trong quá trình ghi chép. Nó giúp bạn ghi nhớ một cách có hệ thống những gì bạn đã học, và là tham chiếu tốt để dẫn bạn tới những bài học mà bạn cần ôn sâu sắc thêm trong các cuốn sách.

Khi làm bài hãy NHỚ:
 10.  Khi làm bài, hãy chấp nhận phán đoán bằng trực giác, và không bao giờ băn khoăn với những câu trước, chỉ tập trung vào câu hỏi hiện tại.


Bài thi TOEIC chỉ cho bạn trung bình 5 giây để đưa ra đáp án cho mỗi câu hỏi. Bạn hãy thử tự đếm nhẩm ra miệng từ 1 đến 5 mà xem, bạn đếm xong tức là 5 giây đã trôi qua rồi. Nhanh quá phải không? Nó thực sự chỉ đủ cho bạn chọn thật quyết đoán một phương án trả lời. Chính vì thế khi làm bài, bạn cảm thấy không chắc chắn với một câu nào đó, bạn buộc phải chấp nhận nghe lời mách bảo của trực giác và đánh dấu vào đáp án. Nếu bạn băn khoăn suy nghĩ về nó, tức là bạn đang chuẩn bị hy sinh câu hỏi tiếp theo, và như thế bạn sẽ mất đi 2 câu. Nhưng tệ hơn là tiếp theo sự mất đi của câu sau đó, sự bối rối sẽ ùa đến bao trùm lấy bạn, và như thế là bạn có thể bị mất đi nhiều hơn 2 câu hỏi rất nhiều. Những câu đã qua thì hãy để nó qua. Chỉ tập trung vào câu hỏi hiện tại, sẵn sàng chuyển sang câu tiếp theo, quên tất cả những câu hỏi trước đó mà không một chút băn khoăn. Nếu thực sự bạn nghĩ rằng bạn có thể trả lời đúng nếu được suy nghĩ thêm cho câu đã qua nào đó, hãy đánh dấu câu đó bằng một dấu sao (٭) để đến khi kết thúc câu hỏi số 200, bạn quay trở lại suy nghĩ và đưa ra quyết định cuối cùng cho những câu đánh dấu sao (٭) đó trước khi nộp bài.

phương Pháp Học Từ Vựng và luyện thi toeic hiệu quả

19:09 By

Để đạt được hiệu quả tong việc luyen thi toeic thì ngoài việc học chắc Ngữ pháp, người học TOEIC cần củng cố vốn Từ vựng của mình. Việc học ngữ pháp có thuận lợi hơn việc học từ vựng bởi chúng ta có quá trình tích lũy ngữ pháp trong thời gian học phổ thông. Thêm vào đó, khi tham gia các khóa luyện thi TOEIC của các giáo viên/trung tâm thì chúng ta cũng được tiếp tục củng cố về Ngữ pháp.

Trái lại, Từ vựng ít được quan tâm trong việc ôn luyện thi TOEIC. Thông thường các giáo viên thường coi việc học từ vựng là việc cá nhân của học sinh, một số giáo viên có giao cho học sinh học từ vựng TOEIC nhưng không hướng dẫn các bạn một phương pháp học Từ vựng TOEIC một cách hiệu quả. Điều này khiến cho việc học từ vựng TOEIC mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao.

Cụ thể là, sau khi dồn nhiều công sức cho việc học từ vựng, bạn có bao giờ gặp phải 1 trong các tình huống sau:
  • Lâu nhớ từ
  • Chóng quên từ
  • Không hồi tưởng được từ khi cần


Nếu gặp phải những tình huống trên, các bạn làm gì để giải quyết khó khăn đó? Phương pháp học từ vựng của bạn là gì?
--
Mình lập Topic này để chúng ta cùng chia sẻ phương pháp Học Từ vựng hiệu quả. Tất nhiên là không có phương pháp nào tuyệt đối hiệu quả, có thể có hiệu quả với người này nhưng với người khác lại chưa hiệu quả, tuy vậy thông qua chia sẻ và thảo luận về các phương pháp học Từ vựng, chúng ta sẽ tìm được phương pháp học tập phù hợp với bản thân.

Hôm nay, mình xin giới thiệu Phương pháp Học Từ Vựng D.E.A.R là một phương pháp học Từ vựng TOEIC mà mình thấy là khá phù hợp với bản thân mình. Bản quyền Phương pháp Học từ vựng D.E.A.R thuộc về tác giả.

---------- Post added at 12:31 ---------- Previous post was at 12:30 ----------

Học Từ vựng bằng Phương Pháp D.E.A.R

1. Khó khăn khi học Từ vựng

+ Khó khăn 1: Học từ Không cần học



+ Khó khăn 2: Không biết cách học từ vựng



2. Phương pháp học từ vựng D.E.A.R

+ Đồ hình Phương pháp DEAR



+ Bước 1: Define/Draw



+ Bước 2: Example



+ Bước 3: Activate



+ Bước 4: Remember/Recall



3. Ví dụ Phương pháp Học Từ vựng D.E.A.R

+ Học từ Agreement



+ Học Word List với D.E.A.R



+ Tạo thẻ học từ vựng Flashcard với D.E.A.R



4. Hiệu quả của Phương Pháp học Từ vựng D.E.A.R



+ Kết hợp Chữ với Hình
+ Kết hợp Học Thụ động với Học Chủ động
+ Kết hợp Ghi nhớ và Hồi tưởng
+ Học theo Ngữ cảnh
--
Các bạn có gì thắc mắc về Phương pháp Học từ vựng D.E.A.R thì trao đổi thêm nhé. Mình trích một số hình ảnh trong Slide bài giảng của thầy Quý Tuấn TOEIC TUANTOLOGY - người sáng tạo ra phương pháp học từ vựng D.E.A.R. Các bạn cũng có thể chia sẻ thêm cách học Từ vựng của các bạn.